Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Lộ diện khủng hoảng ngầm y tế Trung Quốc

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng cao đã vượt xa số lượng nhân viên y tế. Từ năm 2005 đến 2018, bác sĩ được cấp phép tăng gần gấp đôi, nhưng số bệnh nhân nhập viện tăng gần gấp bốn lần, theo dữ liệu của chính phủ Trung Quốc. Kết quả là "một vòng luẩn quẩn", các bác sĩ và chuyên gia tư vấn trong ngành nhận xét.

"Có ít bác sĩ nhưng lại nhiều bệnh nhân hơn. Các bệnh nhân trở nên thất vọng Biên dịch vì họ không có nhiều thời gian khám bệnh. Họ tỏ thái độ và rồi bác sĩ về nhà nói với con cái mình là đừng bao giờ trở thành bác sĩ", Scott Rein, người sáng lập Tập đoàn tư vấn chăm sóc sức khỏe Trung Quốc, một công ty có trụ sở tại Thượng Hải giải thích.

Các bác sĩ đại lục phải đối mặt với những rủi ro khác thường. Gần hai phần ba trong số họ từng dính vào các vụ rắc rối, theo thống kê của Hiệp hội Bác sĩ. Phổ biến hơn cả là bị mạt sát và sử dụng bạo lực.

Phòng cách ly trong một bệnh viện tại Vũ Hán. Ảnh: Reuters

Phòng cách ly trong một bệnh viện tại Vũ Hán. Ảnh: Reuters

Vào tháng 12, người nhà bệnh nhân đã hành hung gây tử vong cho một bác sĩ sau khi bất đồng quan điểm về chế độ chăm sóc.

"Mỗi bác sĩ đều từng chịu các hành động bạo lực khác nhau," He Jiye, làm việc tại khoa phẫu thuật chỉnh hình tại một bệnh viện ở Thượng Hải nói.

Dù Trung Quốc có cả dịch vụ y tế tư nhân, hầu hết các bác sĩ giỏi vẫn tập trung ở các bệnh viện công, nơi thu hút nhiều bệnh nhân nhất. Jane Xiao, làm việc khoa nhi của một bệnh viện ở Hạ Môn, phía đông nam Trung Quốc nói rằng một bác sĩ đôi khi phải khám cho 100 trẻ chỉ trong buổi sáng.

Chính phủ đã cố gắng giảm áp lực cho các bệnh viện bằng cách thúc đẩy cơ sở y tế địa phương và cho phép các bác sĩ công làm việc tại các phòng khám tư nhân. Nhưng một số bệnh viện đe dọa sẽ sa thải những người làm việc bán thời gian ở nơi khác, một bác sĩ cho biết.

Vấn đề khác là thu nhập. Chỉ 8,1% nhân viên y tế hài lòng với tiền lương của họ, theo khảo sát năm 2018 của DXY, một nền tảng trực tuyến về thông tin chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc .

Nhiều sinh viên y khoa không theo con đường trở thành bác sĩ. Các công ty dược phẩm với mức lương cao và điều kiện làm việc tốt là sự lựa chọn thu hút hơn hẳn đối với họ và các cả chuyên gia.

Cái chết ngày 7/2 của bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng, một trong những người đầu tiên cảnh báo về virus corona, và sự ra đi mới đây của giám đốc một bệnh viện ở Vũ Hán đã chỉ ra rủi ro mà nhân viên y tế phải đối mặt.

Theo thông tin từ Ủy ban Y tế Quốc gia, ít nhất 1.700 nhân viên mắc Covid-19 và 6 người đã chết.

Trong những tuần gần đây, các cơ quan thông tấn Trung Quốc và hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy sự mệt mỏi nhấn chìm các bác sĩ đang chiến đấu với dịch bệnh. Song họ cho rằng làm việc trên tuyến đầu của cuộc khủng hoảng y tế có thể chẳng dẫn đến sự thăng tiến trong con đường sự nghiệp sau này.

Một bài đăng ngày 14/2 trên Weibo, mạng xã hội của Trung Quốc viết: "Dịch bệnh đã cho thấy sự thiếu hụt nguồn lực trong hệ thống y tế của chúng ta. Và với tất cả các cuộc tấn công ác ý vào các bác sĩ trong những năm gần đây, chắc chắn sẽ có càng ít người sẵn sàng dấn thân vào ngành y".

Linh Phan (Theo Reuters )

Bồ người ta bên ngoài ấm áp, bên trong nhiều tiền, còn của tôi thì chỉ giỏi “cà khịa”, vô tâm đố ai bằng

Chuyện về bạn trai nhà người ta chắc bạn nghe cũng đã nhàm tai, ăn "cẩu lương" cũng đã mệt nghỉ rồi đúng không? Đúng là trên đời này vẫn tồn tại những anh chàng thừa ngọt ngào, thừa kiên nhẫn, thừa lãng mạn, thừa sự nuông chiều và sủng ái bạn gái. Người ta lại còn giàu có, tâm lý và không ngại làm đủ thứ chỉ để người yêu vui lòng.

Cơ mà, số đông còn lại thì vẫn là những anh người yêu có chút vô tâm, nhạt nhẽo và đôi khi rất ngốc nghếch trong chuyện Biên dịch dò trúng sóng của bạn gái. Vậy nên, đừng mất công ghen tỵ với người ta làm gì. Trong khi bạn đang độc thân phơi phới thì cũng có những người đang xù đầu "phát điên" vì một anh chàng dở hơi dấm dở đấy!

Vâng, tuýp bạn trai phổ biến chính là những anh chàng luôn không chừa bất kì cơ hội nào để "cà khịa" bạn gái.

Bồ người ta bên ngoài ấm áp, bên trong nhiều tiền, còn của tôi thì chỉ giỏi “cà khịa”, vô tâm đố ai bằng - Ảnh 1.

Nhiều lúc chỉ muốn gào lên là anh đi mà hẹn hò với game, sống chung với nó trọn đời trọn kiếp luôn đi á!

Bồ người ta bên ngoài ấm áp, bên trong nhiều tiền, còn của tôi thì chỉ giỏi “cà khịa”, vô tâm đố ai bằng - Ảnh 3.

Có một kiểu người yêu thì luôn khiến chúng ta down mood bất chấp mọi tình huống, hoàn cảnh.

Bồ người ta bên ngoài ấm áp, bên trong nhiều tiền, còn của tôi thì chỉ giỏi “cà khịa”, vô tâm đố ai bằng - Ảnh 5.

Dù có nhắc khéo hay nhắc thẳng thì kẻ vô tâm mãi là kẻ vô tâm thôi. Không biết chừng anh ấy còn "lên lớp" bạn một bài thật dài về những thói quen giúp có một sức khoẻ tốt ấy chứ.

Bồ người ta bên ngoài ấm áp, bên trong nhiều tiền, còn của tôi thì chỉ giỏi “cà khịa”, vô tâm đố ai bằng - Ảnh 7.

Với kiểu con trai khô khan thế này thì chỉ còn biết "cạn lời" thôi. Không hiểu vì sao mà ngày xưa mình chịu quen người ta được hay vậy ta?

Bồ người ta bên ngoài ấm áp, bên trong nhiều tiền, còn của tôi thì chỉ giỏi “cà khịa”, vô tâm đố ai bằng - Ảnh 9.

Giả bộ quan tâm em một chút thì anh thiệt thòi đi lắm hay sao mà vô tâm vậy hả?

Bồ người ta bên ngoài ấm áp, bên trong nhiều tiền, còn của tôi thì chỉ giỏi “cà khịa”, vô tâm đố ai bằng - Ảnh 11.

Không thèm "nói giảm nói tránh" một chút cho người ta vui lòng luôn chứ ở đó mà mong chờ một lời ngọt ngào hoa mĩ.

Bồ người ta bên ngoài ấm áp, bên trong nhiều tiền, còn của tôi thì chỉ giỏi “cà khịa”, vô tâm đố ai bằng - Ảnh 13.

Thực tế lắm anh trai. 1 điểm, về chỗ!

Bồ người ta bên ngoài ấm áp, bên trong nhiều tiền, còn của tôi thì chỉ giỏi “cà khịa”, vô tâm đố ai bằng - Ảnh 15.

Lắm lúc thực sự nghi ngờ liệu kiểu con trai tâm lý có còn tồn tại không á? Hoặc là tồn tại nhưng cả đời này mình cũng không có cơ hội gặp.

Bồ người ta bên ngoài ấm áp, bên trong nhiều tiền, còn của tôi thì chỉ giỏi “cà khịa”, vô tâm đố ai bằng - Ảnh 17.

Gặp Huyn Bin là giấc mộng đẹp thì gặp anh chính là cơn ác mộng đó! Nghe mà tức.

Bồ người ta bên ngoài ấm áp, bên trong nhiều tiền, còn của tôi thì chỉ giỏi “cà khịa”, vô tâm đố ai bằng - Ảnh 19.

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

Thủ tướng công bố dịch nCoV

Dịch xảy ra tại Việt Nam từ ngày 23/1 (khi xác định người đầu tiên mắc bệnh), do chủng mới của virus corona gây ra. Đến nay, cả nước có sáu người mắc bệnh, ba địa phương có dịch là Khánh Hòa, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa.

Chính phủ đánh giá mức độ nguy hiểm của dịch là "bệnh truyền nhiễm nhóm A, Công ty dịch thuật Đồng Nai nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu", lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.

Học sinh ở Hà Nội đeo khẩu trang phòng virus corona. Ảnh: Ngọc Thành

Học sinh ở Hà Nội đeo khẩu trang phòng virus corona. Ảnh: Ngọc Thành

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm: bại liệt; cúm A-H5N1; dịch hạch; đậu mùa; sốt xuất huyết do virus ebola, lassa hoặc marburg; bệnh sốt Tây sông Nile; sốt vàng; tả; viêm đường hô hấp cấp nặng do virus và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Chính phủ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm gồm: Lập ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch; khai báo, báo cáo dịch; cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh; cách ly y tế; vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế vùng có dịch; các biện pháp bảo vệ cá nhân; kiểm soát ra, vào vùng dịch; huy động, trưng dụng các nguồn lực cho hoạt động chống...

Các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương, ngành công an, quân đội, dã chiến đều được huy động để tiếp nhận, cách ly, theo dõi, điều trị người mắc bệnh.

Trước đó, tại phiên họp Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona tối 31/1, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Y tế đã giải thích vì sao Việt Nam chưa công bố tình trạng y tế khẩn cấp quốc gia.

Ông Long cho biết, WHO đã công bố dịch virus corona là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, nhưng ở Việt Nam việc công bố phải dựa trên số lượng người mắc bệnh, số người tử vong, mức độ lan tràn của dịch bệnh, các biện pháp ngăn chặn chưa hiệu quả...

WHO đã công bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu với 4 loại dịch bệnh, nhưng Việt Nam chưa lần nào. "Năm 2009, Việt Nam có gần 10.000 người mắc virus H1N1, 22 người tử vong, nhưng thời điểm đó cũng không công bố tình trạng y tế khẩn cấp", ông Long dẫn chứng.

Ông Long nhận định, dịch nCoV đang diễn biến rất phức tạp và Việt Nam "đã và đang triển khai các giải pháp phòng, chống còn mạnh hơn cả khuyến cáo của WHO".

Đại diện Bộ Ngoại giao cho biết, Trung Quốc cũng chưa công bố tình trạng y tế khẩn cấp, dù đang áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch.

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm, Bộ trưởng Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch.

Thủ tướng công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

Việc ban bố tình trạng khẩn cấp khi dịch lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người và kinh tế - xã hội của đất nước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết ban bố tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng; trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp ngay được thì Chủ tịch nước ra lệnh ban bố.